Monday, 20 May 2024
Kho Content

Chiến Thuật 4 231 Fo4 – Chiến Thuật 4213 (Đội Hình Taca Dada) Fo4

Bài viết này chưa chắc giúp bạn hiểu hết được những cái hay, cái tinh hoa của 4213, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu thêm và sử dụng tốt hơn sơ đồ 4213 này.

Bạn đang xem: Chiến thuật 4

1. Tổng quan

4-2-1-3 là sơ đồ cân bằng giữa công và thủ, được sinh ra để khắc phục điểm yếu phòng ngự của 4-3-3 truyền thống. Với việc bố trí 2 CDM và 1 CAM ở tuyến tiền vệ thì việc tấn công và phòng ngự đều được bổ sung cho nhau rất linh hoạt.

Ở phía trên, với 3 tiền đạo, bạn có thể xếp ST, LW, RW hoặc ST, LF, RF đều được, mỗi cách xếp đều có ưu nhược của riêng nó.

So với 4-3-3 truyền thống, sơ đồ này có phần thiên về phòng thủ hơn và việc tấn công nhìn chung không thể đa dạng và biến hóa bằng 4-3-3 truyền thống.

4-2-1-3 sẽ đá với xu hướng phòng ngự phản công và tận dụng sơ hở của đối thủ, sơ đồ này cực kì khó chịu khi bạn đang có lợi thế bàn thắng trong trận đấu.

*

2. Chọn cầu thủ

LB/RB: Nên chọn cầu thủ ít dâng cao, có tốc độ và thể lực tốt vì đây là 2 vị trí dễ bị khoan nhất trong 4-2-1-3.

CB: Nên chọn 1 dập, 1 thòng. Hạn chế dùng CB dễ bị đối phương xẻ nách.

*

CDM: Nên chọn 1 CDM ít dâng cao, CDM còn lại có khả năng sút xa, dứt điểm tốt để hỗ trợ tấn công nhưng phải có đủ tốc độ để lui về phòng thủ kịp thời.

CAM: Nên chọn CAM có tốc độ ổn, rê bóng, chuyền chọt tốt, có khả năng đột nhập vòng cấm khi cần.

*

ST: Nên chọn ST chạy chỗ, làm tường tốt. Ưu tiên ST có thể hình khá trở lên.

LW/RW: Nên chọn tiền đạo cánh có khả năng đột phá, chọn vị trí cao và tạt bóng ổn.

Xem thêm: Tình Trạng Nhược Cơ Toàn Thân (Generalized Myasthenia Gravis Là Bệnh Gì ?

LF/RF: Nên chọn tiền đạo có khả năng ban bật, chuyền ngắn, dứt điểm một chạm tốt.

*

3. Ưu điểm

Bạn sẽ luôn đủ người trong cả hai khâu tấn công và phòng ngự ở hầu hết mọi thời điểm của trận đấu.

Khi tấn công, với 3 tiền đạo ở 3 hướng khác nhau (ST, LW, RW), bạn có nhiều phương án để triển khai bóng. Kết hợp việc để 2 cánh di chuyển rộng và liên tục đột phá, hàng phòng ngự của đối phương sẽ rất dễ bị kéo giãn, loạn vị trí và để lộ nhiều sơ hở.

Khi phòng ngự, bạn sẽ luôn có ít nhất 1 CDM ở nhà, sẵn sàng gây áp lực ngay lập tức với tuyến tiền vệ đối phương để tạo thời gian cho các vị trí khác kịp thời lui về bọc lót.

Ngoài ra, sơ đồ 4-2-1-3 còn có thể dễ dàng biến hóa sang các sơ đồ khác phù hợp cho hoàn cảnh trận đấu. Bạn có thể kéo 2 tiền đạo cánh lui về LM/RM và CAM lui về CM để chuyển sang 4-2-3-1 nếu cần gia tăng phòng ngự hoặc kéo 1 CDM lên đá CF/CAM để chuyển sang 4-1-2-3 nếu cần gia tăng tấn công.

4. Nhược điểm

4-2-1-3 là sơ đồ gần như được xếp theo 2 phần tách biệt: “ tấn công” và “phòng ngự” riêng biệt, cầu nối giữa 2 bộ phận đó chỉ là 1 trong 2 CDM. Mặc dù có cách sắp xếp tương tự 4-2-3-1, tuy nhiên khả năng liên kết giữa phòng ngự và tấn công của 4-2-1-3 khá yếu và có phần dễ bị bẻ gãy.

Khi bị tấn công, việc đối phương liên tục chồng biên và khoét sâu 2 bên cánh chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho 4-2-1-3. Việc các hậu vệ biên liên tục phải rơi vào tình trạng 1 chọi 2 sẽ luôn diễn ra thường xuyên, khiến đánh mất thế trận.

Ngoài ra, do không có 1 CDM thực thụ nên việc kiểm soát bóng ở giữa sân đôi chút bất lợi.

Vấn đề lớn nhất của sơ đồ theo mình là cách triển khai bóng và tấn công hiệu quả. Đặc biệt là sẽ rất khó khăn nếu gặp đối thủ đá với số đông phòng ngự.

5. Tổng kết

Nhìn chung, 4-2-1-3 là sơ đồ công thủ toàn diện. Sơ đồ phù hợp với phòng ngự phản công. So với 4-3-3 truyền thống thì 4-2-1-3 có phần khó kiểm soát bóng và khó tấn công hơn. Điều tất cả các HLV quan tâm nhất khi chơi 4-2-1-3 đó là cách tấn công hiệu quả nhất bởi vì dù sao phòng ngự không phải là vấn đề quá lớn của đội hình 3 tiền đạo này nữa.

Post Comment